Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai là hai người đồng tính - Dân Làm Báo

Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai là hai người đồng tính

Trúc Giang MN (Danlambao) - Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định Chu Ân Lai là người đồng tính và tình cảm giữa Chu Hồ cũng thuộc về diện đó. Sự việc nầy rất ít người Việt Nam biết đến. “Đạo đức” Hồ Chí Minh bị phanh phui cho thấy ông nầy chỉ là thần tượng dỏm. Cũng ít có ai biết về hành vi hèn hạ trong những năm cuối đời của HCM khi bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khống chế.

Tượng đài Hồ Chí Minh rất đáng bị nhân dân cho đi theo tượng Lê Nin và Stalin ở cái nôi phát sinh Chủ Nghĩa Cộng Sản.

1. Mở bài

Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn giương cao cái khẩu hiệu: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương đạo đức Bác Hồ vĩ đại”. Đồng thời dựng tượng đài khắp nơi để tôn vinh đạo đức của người lãnh tụ vĩ đại nầy.

Chánh phủ đã ban hành: “Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030” với tổng cộng 146 tượng đài trên toàn quốc.

Đạo đức quá ẹ của Hồ Chí Minh đến mức độ nào không còn che giấu được ai nữa, cho nên dựng tượng vinh danh thần tượng dỏm chỉ làm cho quần chúng chửi mà thôi.

Ngoài đạo đức chẳng ra gì, người lãnh đạo thần thánh trí dũng phi thường bỗng nhiên trở thành con người hèn hạ nhất dưới sự khống chế của hai tên họ Lê: Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, vào những năm cuối đời.

Sao bỗng nhiên ổng lại hèn đến thế!

2. Giải mật về tình yêu đồng tính của Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh


Trên trang mạng của đài Á Châu Tự Do (RFA) có tựa đề “Việt Trung Giải Mật: Chuyện tình giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai” qua cuốn sách bằng Hoa Ngữ “Ái Tình Dữ Cách Mạng” (Tình Yêu và Cách Mạng) xuất bản tại Hồng Kông.

a). Cuốn sách “Tình Yêu và Cách Mạng của Lý Minh Hán

Lý Minh Hán tốt nghiệp Đại Học Bắc Kinh năm 1969. Đã cho xuất bản cuốn sách bằng Hoa Ngữ tựa đề “Ái Tình Dữ Cách Mạng” (Tình Yêu và Cách Mạng) tại Hồng Kông để tránh bị kiểm duyệt ở Hoa Lục. Rất ít người Việt đọc cuốn sách nầy. Nội dung sách ghi lại mối tình đồng tính 50 năm giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai.

b). Gặp nhau thời trai trẻ ở Pháp

Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai gặp nhau ở Pháp thời trai trẻ. Chính Hồ Chí Minh dẫn dắt Chu Ân Lai vào Cộng Sản. Họ thân nhau đến nỗi trong cách xưng tụng nhau, Đại Hồ là bí danh của HCM, Tiểu Hồ là Chu Ân Lai.

c). Thể hiện tình yêu đồng tính

Tình cảm tha thiết đến nỗi trong lúc bận rộn đầy khó khăn của cuộc Cách Mạng Văn Hóa mà Chu Ân Lai còn sắp xếp một đội ngũ bác sĩ TQ sang chăm sóc sức khỏe cho HCM. Tình cảm chi li đến mức khi HCM tỏ ý thèm vịt quay Bắc Kinh thì lập tức Chu phái một chuyên cơ chở vịt quay sang Hà Nội.

d). Mối tình tay ba

Khi Chu Ân Lai bận rộn về quốc sự thì ông an bài cho phu nhân là Đặng Dĩnh Siêu (Deng Yingchao), mà ông thân mật gọi tên Tiểu Siêu, đến thăm Đại Hồ như người nhà. Có khi Tiểu Siêu xuống tận VN để thăm viếng. Cũng có khi đón HCM sang khu nghỉ dưỡng ở đảo Hải Nam, ung dung thư thả đầm ấm bên nhau suốt cả tháng trời. Tiểu Siêu cũng đã chính tay đan áo tặng cho Đại Hồ. Chu Ân Lai cử vợ danh nghĩa của mình đến chung chạ với Đại Hồ, được xem như một sự bù đắp đối với Tiểu Siêu, vì ông là người đồng tính (gay).

Đặng Dĩnh Siêu đương nhiên là biết mối tình tay ba này. Tác giả Sophie Quinn Judge cũng cho biết, ông Hồ đã “Yêu” vợ của Chu Ân Lai nữa.

Ngày Hồ Chí Minh qua đời, họ Chu khóc thảm thiết. Mặc dù bận rộn việc nước, và đường đường là một thủ tướng Trung Quốc, họ Chu nầy đã đến Hà Nội đưa tang suốt 4 ngày. Một yêu cầu vượt ra ngoài nghi lễ ngoại giao là cho ông được thấy di thể HCM trước khi các chuyên gia Liên Xô tiến hành ướp xác.

Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu không có con và cả về việc hôn nhân của hai người cũng là một bí mật. Một đồng tính nam không muốn quan hệ tình dục với phụ nữ.

Trái lại, HCM là người song tính, nghĩa là quan hệ tình dục với cả nam lẫn nữ. Tiếng bình dân gọi là “thế giới thứ ba”, “đa hệ”, “xăng pha nhớt”.

Một giai thoại (một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian có liên quan đến một người có thật) Trung Quốc kể rằng, Chu Ân Lai phải lòng Trương Xung, một đại diện của Quốc Dân Đảng. Trên bàn thương nghị tranh cãi nhau nẩy lửa, nhưng khi ra khỏi phòng họp thì trò chuyện nhau rất thân thiết. Năm 1942, Trương Xung đột ngột qua đời thì Chu Ân Lai than khóc như trời sắp sập vậy.

Ngày 29/12/2015, nhà báo Thái Vịnh Mai (Tsoi Wing-mui), cựu biên tập viên tạp chí Khai Phóng (Hồng Kông) cho biết, bà phải mất 3 năm để hoàn thành cuốn sách “Bí mật thế giới tâm hồn ông Chu Ân Lai” và kết luận Chu Ân Lai là một người đồng tính. Đó là ông yêu một sinh viên ở chung phòng tại Luân Đôn tên Li Fujing.

Trong nhật ký, họ Chu viết rằng ông ta không thể sống một ngày nếu không có Li, và đau khổ sẽ biến thành niềm vui khi có Li Fujing bên cạnh.

Vì không đủ tiền đóng học phí ở Anh Quốc, Chu Ân Lai sang Pháp và gặp Hồ Chí Minh ở Paris.

Chu Ân Lai chỉ có một hệ, đồng tính nam (Homosexual-gay), trái lại Hồ Chí Minh thuộc phái đa hệ, thuộc song tính, quan hệ tình dục cả nam lẫn nữ. Vì thế bác quậy tưng bừng các cháu ngoan của bác. Bắt đầu là câu chuyện của cháu Huỳnh Thị Thanh Xuân.

3. Lần gặp bác Hồ tôi bị mất trinh

Huỳnh Thị Thanh Xuân, giao liên, người Quảng Nam-Đà Nẵng thuật lại câu chuyện như sau.

“Năm 1964, tôi 15 tuổi, được Mặt Trận GP/MN/VN chọn đưa ra miền Bắc học văn hóa. Sau 3 tháng vượt Trường Sơn chúng tôi đến Hà Nội. Sau những nghi thức chào đón, xem phim…

Tối hôm đó người thư ký riêng của bác, chị Nhàng kề vào tai tôi cho biết là bác muốn gặp riêng tôi để hỏi những chuyện mà buổi sáng đông người quá hỏi không tiện.

Chị Nhàng dẫn tôi đi tắm rửa sạch sẽ, dẫn tôi qua một hành lang đến phòng ngủ của bác. Chị Nhàng gõ cửa 3 tiếng. Cửa mở. Chị đưa tôi vào rồi xoay lưng bỏ đi.

Bác ôm chầm lấy tôi. Hôn môi tôi, lưỡi của bác thò vào miệng tôi, ngoáy ngoáy. Hai tay bác sờ soạng khắp người tôi, bóp vào hai bờ ngực nhỏ của tôi. Bác bồng tôi lên thều thào vào tai. “Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu mang về miền Nam cho bác nhé”. Bác đè tôi ra. Lột quần áo tôi…”

Hai dòng lệ của cô bé giao liên miền Nam chảy ra vì đã mất sự trong trắng.

Quảng Nam-Đà Nẵng ngày 2-9-2005

Huỳnh Thị Thanh Xuân (Theo Take2Tango)

4. Câu chuyện về Nông Thị Xuân và tội ác của Hồ Chí Minh

4.1. Nông Thị Xuân muốn làm hoàng hậu

Sau ngày Cộng Sản Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ, nhiều tài liệu và tin tức thật về Hồ Chí Minh cũng như đời sống riêng tư của tên tàn bạo ác ôn nầy. “Mối tình” với cô gái người Nùng tên Nông Thị Xuân, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng được bạch hóa rõ ràng nhất, qua nhiều nhân chứng còn sống, đã viết ra hoặc kể lại.

Đầu năm 1955, Trần Đăng Ninh, Tổng cục Hậu Cần tìm được cô Nông Thị Xuân (Còn có tên Nguyễn Thị Xuân), 22 tuổi.

Cô Xuân được Bộ Trưởng Công An Trần Quốc Hoàn bố trí cho ở chung cư của Bộ Công An ở số 66 đường Hàng Bông thợ Nhuộm. Cô Xuân lại đem người em là Nông Thì Vàng và cô em con của người cậu tên là Nguyệt về Hà Nội cùng ở chung một nhà. Nhiệm vụ của cô Xuân là phục vụ cho bác.

Để giữ bí mật cho việc quan hệ tình dục nầy, bác chỉ thị đích danh Bộ Trưởng Công An Trần Quốc Hoàn quản lý cô Xuân. Mỗi tuần lễ hoặc khi nào nổi hứng bất tử thì Trần Quốc Hoàn đưa cô gái Nùng nầy đến Phủ Chủ Tịch phục vụ cho bác. Vì nhu cầu phục vụ cách mạng, cô Xuân ở liên tục bên bác suốt ba, bốn ngày. Bác hài lòng cô nầy lắm.

Năm 1956, Nông Thị Xuân sanh cho bác 1 bé trai được bác đặt tên là Nguyễn Tất Trung, theo họ Nguyễn Tất Thành. Theo nhà văn Vũ Thư Hiên thì họ còn một con gái đặt tên là Nguyễn Thị Trinh.

Nông Thị Xuân và con là Nguyễn Tất Trung. Nông Thị Xuân, sau đổi là Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1932, mất năm 1957. Chụp cuối năm 1956 tại Hà Nội sau khi đẻ Nguyễn Tất Trung

Khi đã có con rồi, Nông Thị Xuân muốn chính thức hóa hôn nhân với Hồ Chủ Tịch. Công khai vợ và con.

Ông Hồ trả lời: “Cô xin như vậy là hợp tình hợp lý lắm nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt mới được. Do đó cô phải chờ một thời gian nữa”. (Trích trong thơ tố cáo của thương binh, chồng chưa cưới của cô Nông Thị Vàng, ngày 24-7-1982 gởi cho Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Quốc Hội)

Cô gái sắc tộc thiểu số nầy không đủ lý trí để nhận thức rằng cô chỉ là một món đồ chơi, một phương tiện để giải quyết sinh lý mà thôi. Cô cũng không nhận ra tình trạng quan hệ lén lút giữa cô với bác mang ý nghĩa gì mà đòi công khai, chính thức hóa?.

Ý nghĩ muốn làm đệ nhất phu nhân hay hoàng hậu, chính là bản án tử hình do cô tạo ra. Cô gái sắc tộc thiểu số nầy làm gì có khả năng để nhận ra rằng người bác mến yêu của cô chính là một tên sở khanh quốc tế, bỏ vợ, từ con, con rơi con rớt đầy đàn. Điều quan trọng nầy mà cô không biết đã giết chết đời cô. Cô cũng không biết sở thích của người bác mến yêu của cô là tay chơi chịu, chơi chạy, chơi xong thì thảy xuống cho đàn em hưởng sái nhì. (Sái á phiện là phần còn đọng lại trong ống điếu sau khi hút).

Đó chính là bàn tay tàn bạo, vô nhân tính, đã vấy máu đồng bào mình qua Cải Cách Ruộng Đất (1953-1956) giết chết 172,008 người vô tội. Đảng nhận thấy đó là sai lầm nên ban hành chính sách sửa sai. Bác nhà ta nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu thế là người miền Bắc bỏ qua, và tiếp tục tung hô cha nội nầy luôn luôn là vĩ đại…Sau khi sáng mắt sáng lòng, chính người miền Bắc chống Đảng tích cực và nhiều hơn người miền Nam như hiện nay.

Bản chất nham hiểm và tàn bạo của các lãnh tụ Cộng Sản như Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Hồ Chí Minh là có đường lối, chủ trương hẳn hòi như thế.

4.2. Ai giết Nông Thị Xuân? 

Có nhiều tin tức khác nhau về kẻ chủ mưu giết chết Nông Thị Xuân. Cái chết nầy kéo theo cái chết của người em ruột là Nông Thị Vàng và người em con của cậu tên Tuyết.

1). Cái chết

Ngày 11-2-1957 vào khoảng 7 giờ tối, Xuân được ôtô đón đưa vào gặp bác Hồ như thường lệ. Tài xế là Ninh Xồm và cận vệ là Tạ Quang Chiến, hai tên thân cận của già Hồ trực tiếp giết Nông Thị Xuân. 

Sáng hôm sau, ngày 12-2-1957 công an báo tin cho người em của Xuân là Nông Thị Vàng, cho biết Xuân đã chết vì tai nạn ôtô. Xác được đưa vào bịnh viện Việt-Đúc, được nhận dạng là Nông Thị Xuân.

Xác không được mổ như thường lệ, mà bị chôn vội vã theo lịnh của Bộ Trưởng Công An Trần Quốc Hoàn.

Liền ngay sau đó, em gái cô Xuân là Nông Thị Vàng tức tốc về quê ở Hòa An, Cao Bằng, nhưng không về tới nhà. Người ta tìm thấy xác cô trên sông Bằng Giang. Người em họ ở chung một nhà cũng mất tích khi ra quán mua dầu đốt. Ba mạng người chết một cách rất bí mật.

Thời gian trước khi cô Xuân bị giết, Trần Quốc Hoàn đã nhiều lần đến cưỡng hiếp cô.

2). Ai giết Nông Thị Xuân?

Lý do dẫn đến cái chết của Nông Thị Xuân là muốn chính thức làm đệ nhất phu nhân hay hoàng hậu. Vậy ai là kẻ chủ mưu?

Theo dư luận thì có ba giả thuyết.

Giả thuyết thứ nhất. Thủ phạm là Trần Quốc Hoàn, Bộ Trưởng Công An kiêm chức “mô ka” vì có trách nhiệm dẫn gái cho bác. Giả thuyết nầy không hợp lý, vì Trần Quốc Hoàn cho dù có ba đầu sáu tay, có ăn gan trời đi nữa thì cũng không dám rớ tới vợ bé của chủ tịch. Hơn nữa trong Bộ Chính Trị còn có hai tên đầy quyền lực là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.

Giả thuyết thứ hai. Kẻ chủ mưu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Thời gian nầy là lúc mà Hồ Chí Minh bắt đầu bị hai tên họ Lê nầy khống chế vì đối nghịch về chiến thuật, chiến lược trong việc đánh chiếm miền Nam Việt Nam. HCM và Võ Nguyên Giáp chủ trương hòa hoãn. Trái lại hai tên Duẩn, Thọ muốn muốn tổng tiến công tổng nổi dậy đánh chiếm miền Nam. 

Trước khi tổng tấn công, tổng nội dậy vào Tết Mậu Thân năm 1968, Võ Nguyên Giáp bị đẩy qua Hungary để “chữa bịnh”, Hồ Chí Minh bị tống qua Trung Quốc cho khuất mắt. Trên đường ông Hồ về nước bằng máy bay, hai tên họ Lê ra lịnh cho cán bộ sân bay đổi đèn hiệu của sân bay mục đích tạo ra một tai nạn chết người. (Theo Sơn Tùng)

Người phi công liên lạc với sân bay nhưng không có trả lời. Cuối cùng xin phép bác được cho máy bay đáp xuống theo trí nhớ. May mắn. Thoát chết trong gang tấc.

Theo giả thuyết thứ hai, hai tên họ Lê nầy muốn dựng Hồ Chí Minh lên làm thần tượng, làm một vị thánh, suốt đời hy sinh cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để tiến lên CNXH. Cho nên phải thủ tiêu Nông Thị Xuân và những người liên hệ để bịt miệng. Sát nhân diệt khẩu. Nhưng giả thuyết nầy không thuyết phục vì sát thủ còn lo ngại về Hồ Chí Minh nên không dám tự ý hãm hiếp Nông Thị Xuân.

Hồ Chí Minh là kẻ ra lịnh giết Nông Thị Xuân.

Bác thường nói với thanh niên là, các chú bắt chước bác cái gì cũng được nhưng không nên bắt chước bác là không lập gia đình và hút thuốc lá như bác.

Vì sao mà Trần Quốc Hoàn dám hiếp dâm Nông Thị Xuân?

Trần Quốc Hoàn không dám hiếp dâm vợ bé của bác vì còn e ngại thế lực của hai tên họ Lê và của Hồ Chí Minh.

Nếu hai tên họ Lê ra lịnh giết Nông Thị Xuân thì Trần Quốc Hoàn cũng còn e ngại Hồ Chí Minh.

Khi mà chính HCM ra lịnh giết thì TQH không còn lo ngại ai cả, cho nên thẳng tay hưởng sái nhì của bác. Vậy chính HCM đã ra lịnh giết “người yêu” của ông ta. Đó là phù hợp với bản chất tàn bạo của vị cha già dâm tặc nầy.

5. Hồ Chí Minh có bao nhiêu vợ và những tình nhân lẻ tẻ

Theo sử gia Trần Gia Phụng thì Hồ Chí Minh có ít nhất 10 phụ nữ vừa là vợ vừa là tình nhân lẻ tẻ.

Tăng Tuyết Minh

Là người vợ Trung Hoa, đảng viên Cộng Sản Trung Quốc, nữ hộ sinh. Đám cưới vào ngày 18-11-1926. Sau năm 1927, ông Hồ không gặp lại Tăng Tuyết Minh do chiến tranh Quốc-Cộng nổ ra.

Nguyễn Thị Minh Khai

Tên thật là Nguyễn Thị Vinh, sanh năm 1910. Theo tài liệu thì Minh Khai và Lin (Hồ Chí Minh) là vợ chồng. Ở chung một phòng, ngủ chung một giường, có chung một đồ dùng. Về sau, theo tài liệu của đảng CSVN thì Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong. Có một con gái tên Lê Thị Hồng Minh.

Năm 1940, Minh Khai bị Pháp bắt, lên án tử hình và bị xử bắn tại Hóc Môn vào năm 1941.

Nông Thị Trưng (Nông Thị Bày)

HCM & Nông Thị Trưng (Ngác)

Luyện nhất dương chỉ trong hang Pắc Bó, lòi ra Nông Đức Mạnh. Nông Thị Trưng là cái tên do Hồ Chí Minh đặt cho Nông Thị Ngác (Nông Thị Bày), sắc tộc Tày. Trưng là Trưng Trắc, Trưng Nhị ám chỉ nối gót hai bà Trưng.

Ông Hồ nói: “Kể từ nay cháu có một gia đình mới, gia đình cách mạng. Đừng luyến tiếc gia đình nhỏ nữa. Từ nay, có ai hỏi thì nói cháu là cháu của Chú Thu (HCM) tên Trưng.

Ông Hồ dạy Nông Thị Trưng làm cách mạng và kèm văn hóa. Trưng được kết nạp vào Đảng ngày 25-12-1941. Và sau đó được cho làm chánh án tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng. Tờ Asia Times cho biết Nông Đức Mạnh là con của chú Thu và Nông Thị Trưng. Ông Hồ có làm bài thơ nói về tình yêu giữa hai người như sau:

Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà.

Hồ Chí Minh ngủ với vợ của đồng chí Hồ Tùng Mậu tên Lý Sâm

Trong cuốn “Ho Chi Minh”, tác giả William Duiker có ghi: “Một phụ nữ trẻ tuổi tên Lý Sâm, lúc đó là vợ của Hồ Tùng Mậu, đồng chí của Hồ Chí Minh. Lý Sâm và HCM bị cảnh sát Hongkong bắt khi hai người ở chung một phòng, ngủ chung một giường vào lúc 2 giờ sáng ngày 6-6-1931.

Đỗ Thị Lạc

Nhà thơ “Ngục sĩ” Nguyễn Chí Thiện có đề cập tới tên người phụ nữ có tên Đỗ Thị Lạc. Năm 1942, tướng Tàu Quốc Dân Đảng là Trương Phát Khuê có tổ chức huấn luyện chính trị và quân sự cho các tổ chức cách mạng VN. Đỗ Thị Lạc theo học môn truyền tin và được đưa về VN với 18 người khác.

Trong hang Pắc Bó, những chuyện tình tưởng như không ai biết tới nhưng thật ra dưới ánh sáng mặt trời không có bí mật nào được che giấu cả. Đỗ Thị Lạc có sanh một con gái. “Nhưng sau đó thì cả hai mẹ con bà này đều mất tông tích". (Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện)

Người vợ Nga của Hồ Chí Minh tên Vera Vasilieva

Trong cuốn “Con Rồng Việt Nam”, cựu hoàng Bảo Đại viết Hồ Chí Minh có một người vợ Nga tên Vera Vasilieva. Họ có một đứa con gái nhưng ông ta không bao giờ nhắc tới tên đó cả. Tin tức do Võ Nguyên Giáp tiết lộ khi đi công tác chung với Bảo Đại, khi Bảo Đại làm cố vấn cho chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch.

Theo tài liệu của tác giả Sophie Quinn-Judge thì ông Hồ còn “Yêu” cả vợ của Chu Ân Lai là Đặng Dĩnh Siêu nữa.

Người tình Pháp tên Marie Bière

Nhà báo Bùi Tín ghi trong cuốn “Về Ba Ông Thánh” xuất bản vào tháng 5 năm 1995, thì theo tài liệu Pháp, khi còn trẻ HCM làm thợ nhiếp ảnh, đã có quan hệ với cô đầm tên Marie Bière.

Chuyện cô gái tên Nguyễn Thị Mai Phương

Cô nầy là một phụ nữ xinh đẹp, ủy viên tỉnh Thanh Hóa, được đưa về Hà Nội mục đích phục vụ tình dục cho bác. Nhưng cô nầy đòi phải tổ chức hôn nhân hẳn hoi. Việc bất thành. Cô bị gán cho tội không tích cực phục vụ cho Kách Mệnh. Phá vỡ chủ trương của Bộ Chính trị. Hạ tầng công tác.

Câu chuyện về người đẹp Nam Bộ

Trong bài viết hồi tháng 10 năm 2006, tác giả Hoàng Dũng, cán bộ Văn Phòng Trung Ương thời Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư, có viết như sau: 

“Theo Hoàng Dũng (do lời kể lại của Nguyễn Văn Linh), "Bác Hồ" rất "ưa thích" gái Nam Bộ. Do vậy, Bộ Chính trị thời ấy do Lê Duẩn làm Tổng Bí thư, đã yêu cầu Xứ bộ miền Nam tuyển một số cháu gái trẻ đẹp để đưa ra Bắc "phục vụ" Bác. Sau khi "tuyển" xong, chính Võ Văn Kiệt là người đã hộ tống "các cháu" ra Bắc... Nhưng vì chiến tranh trở nên ác liệt, đường đi bị nghẽn nên chưa thể đưa ra ngay được. Và trong lúc chờ đợi, chính Kiệt đã "qua mặt Bác" phỏng tay trên làm cho một "cháu" đẹp nhất trong bọn có họ Phan mang bầu. 

Do đó, cô cháu gái họ Phan này phải ở lại và sau sinh một trai, lấy họ mẹ, tức Phan Thanh Nam, một "đại gia" hiện đang "hét ra lửa, mửa ra đôla" từ nhiều năm nay ở VN.  Mà chuyện Phan Thanh Nam là con rơi của Võ Văn Kiệt, do Kiệt đã sớm "ăn hớt" phần của Bác Hồ thì đám cán bộ trong "B" ai mà không biết?.

6. Hồ Chí Minh chính là người chà đạp nhân phẩm phụ nữ

Bác Hồ xem phụ nữ chỉ là món đồ chơi để giải quyết sinh lý. Chơi chán rồi thảy xuống cho bộ hạ hưởng sái nhì, hoặc thủ tiêu để tìm của lạ mới. Con rơi con rớt đầy đàn khắp nơi mà không nhìn nhận ai, không nuôi dưỡng một ngày nào. Phụ nữ Tây, Tàu, thành thị rừng núi, già trẻ bé lớn gì bác cũng không tha. Xơi tái ráo nạo.

Về phụ nữ, ba lãnh đạo Việt Nam từ Bảo Đại, Hồ Chí Minh đến Ngô Đình Diệm thì bác Hồ đứng hạng bét. Bảo Đại chơi sang, toàn là hoa khôi, người đẹp sang trọng quý phái. Cũng có con rơi nhưng đã nhìn nhận tất cả, nuôi dưỡng đàng hoàng tử tế.

Trái lại, Hồ Chí Minh thì chơi chịu, chơi chạy, chơi lường. Thích nhất là gái thiểu số mang mà mùi vị rừng núi. Thành tích bỏ vợ, từ con, ra tay tàn bạo thủ tiêu.

Tóm lại, Bảo Đại, Hồ Chí Minh đều thua xa Ngô Đình Diệm, một trời một vực.

7. Hồ Chí Minh vong ân bội nghĩa: Đấu tố xử bắn ân nhân của hắn

7.1. Bà Nguyễn Thị Năm là ân nhân của kháng chiến

Bà Nguyễn Thị Năm sinh năm 1906, còn có tên “Năm Cát Hanh Thông” là tên của hiệu buôn của bà. Có công đóng góp tài sản cho Việt Minh.

- Ủng hộ 20,000 đồng bạc Đông Dương (Tương đương 700 lượng vàng theo thời giá lúc đó)

- Đóng 100 lượng vàng trong chiến dịch Tuần Lễ Vàng.

- Hưởng ứng chiến thuật “Tiêu Thổ Kháng Chiến”, bà cho san bằng khu biệt thự Đồng Bẩm ở Thái Nguyên.

- Bao che, cho tá túc, nuôi ăn nhiều đơn vị kháng chiến và nhiều cán bộ như: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị…

- Khi Việt Minh vừa cướp được được chính quyền thì lập tức bà Năm phóng xe hơi đi treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng đến chiến khu, qua thành phố Thái Nguyên, để báo tin cho các đồng chí và hai con trai của bà trong đơn vị kháng chiến quân.

- Bà Năm đã tham gia kháng chiến, được cho giữ chức Hội Trưởng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên.

7.2. Hồ Chí Minh vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát.

a. Hồ Chí Minh bịa chuyện kết tội ân nhân.

Ông Trần Đĩnh viết trong hồi ký “Đèn Cù” thì lúc đó ông Đĩnh là phóng viên báo Nhân Dân, được cử viết bài tường thuật về vụ đấu tố.

Ông Trần Đĩnh tiết lộ Hồ Chí Minh viết bài”Địa Chủ Ác Ghê”, tác giả là “C.B” (Của Bác) bài đăng trên báo Nhân Dân ngày 21-7-1953, kể tội bà Năm đã “Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người, giết chết 14 nông dân, tra tấn đánh đập hàng chục nông dân. Thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ, phá hoại kháng chiến. Theo đó, bà Năm không thể chối cãi, đã nhận thật tất cả những tội ác đó”.

b. Những thủ đoạn hèn hạ của Hồ Chí Minh

Cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm được tổ chức ngày 22-5-1953 với sự tham dự của gần một vạn người. Ông Trần Đĩnh cho biết, lúc đó Hồ Chí Minh đã bịt kín bộ râu, và Trường Chinh mang kính râm, giả dạng thường dân, bí mật tham dự cuộc đấu tố. Bà Nguyễn Thị Năm đã bị xử bắn ngày 9-7-1953.

Chỉ thị chỉ mua quan tài tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề cao uy thế và uy lực địa chủ. Nhà bán hòm thắc mắc, chưa thấy ai đi mua áo quan cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan thật nhỏ, không cho bà ta vào lọt. Mấy người du kích bèn đặt xác bà ta nằm trên miệng cỗ áo quan rồi nhảy lên vừa dẫm vừa hô: "Chết còn ngoan cố này! Ngoan cố nổi với các ông nông dân nầy không này?" Người ta nghe xương gãy kêu răng rắc, cuối cùng xác bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gãy vậy..."

8. “Quy hoạch tượng đài Hồ Chí Minh đến năm 2030”

8.1. Tượng đài Hồ Chí Minh hiện nay bằng chất liệu dỏm

Ngày 26-5-2016, văn phòng thủ tướng có công văn giao cho Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) phải khẩn trương hoàn tất “Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”.

Theo thống kê của Bộ VH-TT-DL thì hiện nay đã có 132 tượng đài HCM được xây ở các nơi như: Trong khuôn viên cơ quan, trụ sở, đơn vị, trung tâm hành chánh…

Theo kiểm tra của Bộ VH-TT-DL thì chất liệu để xây tượng rất kém, không đạt được tiêu chuẩn.

Ở tượng đá, thì chất keo kết dính các bộ phận của tượng không tốt. Bị oxy hóa dẫn đến hở mạch nên khi trời mưa, nước đọng, tạo điều kiện cho rong rêu, meo mốc phát triển.

Ở tượng đồng, phải hàn nối kết các bộ phận rời của tượng, nhưng các hãng đúc đồng còn theo kinh nghiệm thủ công, lạc hậu. Kỹ thuật làm khuôn yếu kém nên không tránh được sôi bọt, xớp đồng.

Tóm lại, chất liệu làm tượng dỏm. Kỹ thuật non kém đưa đến mặt mũi, tay chân của bác bị rạn nứt, hoen ố.

8.2. Nhận xét của Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch.

Tượng đài Hồ Chí Minh được tạo hình bằng 3 mẫu: Đứng vẫy tay chào, ngồi đọc sách và mẫu bác với các cháu thiếu nhi.

Cục “Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm” thuộc Bộ VH-TT-DL nêu nhận xét như sau:

Hầu hết các tượng đều giống nhau. Không có hồn, chưa có sức truyền cảm đến người xem. Do đó, các tượng được xem như một xác chết biết đứng mà thôi.

8.3. Đề xuất xây thêm 14 tượng đài Hồ Chí Minh

Ông Vi Kiến Thành, cục trưởng cục “Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm” cho biết, Bộ VH-TT-DL đã đề nghị xây thêm 14 tượng đài HCM nữa, gồm có: Tượng HCM với thanh niên xung phong ở Bắc Kạn, tượng HCM với nông dân ở Thái Bình, tượng Nguyễn Tất Thành với cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Bình Định.

14 địa phương có ưu tiên xây tượng là: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định…tượng được chia làm hai nhóm, nhóm A tượng cao từ 4m đến 9m. Nhóm B cao từ 1.5m đến 3m.

8.4. Sơn La chi 1.400 tỷ đồng xây quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh

Chi phí tượng đài Hồ Chí Minh ở tỉnh Sơn La lên tới 1,400 tỷ đồng. Dự án gồm một tượng đài HCM cao 8m trên một quảng trường có sức chứa 20,000 người.

PGS. TS Phan Đình Tân cho rằng kinh phí quá lớn như thế trong khi đất nước còn khó khăn, đặc biệt là Sơn La đã bị thiên tai gây nhiều thiệt hại cho tỉnh nầy. Nguồn tiền nào cũng là mồ hôi xương máu của nhân dân cả.

Sơn La có hơn một triệu người gồm 12 sắc tộc hiện còn hơn 1,000 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Nghèo đói.

Phô trương không đúng lúc, Hồ Chí Minh xuất hiện trong cảnh nghèo đói của người dân, thay vì được ca tụng, thì trái lại chỉ nhận những lời ta thán, nguyền rủa mà thôi.

GS Ngô Bảo Châu cho biết “Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

9. Hồ Chí Minh quy y trở thành quỷ phá nhà chay

Tượng Hồ Chí Minh ngồi trước tượng Phật

Cộng sản xây tượng đài Hồ Chí Minh khắp nơi, cuối cùng đưa tượng của bác vào chùa. Cho Hồ Chí Minh quy y cửa Phật tạo ra cảnh quỷ phá nhà chay.

Một đại gia ở Bình Dương tên Huỳnh Phi Dũng (Còn có tên Huỳnh Uy Dũng, Dũng Lò Vôi, Dũng Thành Lễ), đã xây dựng một khu du lịch lấy tên “Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến” trên một diện tích 450 hecta. Trong khu du lịch nầy có ngôi chùa tên Đại Nam Quốc Tự. Chánh điện được dát vàng 24k trị giá hàng ngàn tỷ đồng.

Tượng Hồ Chí Minh được đặt ở Phật đài, trước các tượng Phật. Dư luận cho rằng nhà chùa là nơi chỉ thờ Phật mà thôi.

Chủ Nghĩa Cộng Sản vô thần. Đưa biểu tượng vô thần vào tôn giáo, gộp hai cái tốt, xấu vào một, là sỉ nhục tôn giáo mà cũng còn sỉ nhục HCM nữa. Đưa tượng bác vào chùa, nghe kinh kệ để ăn năn sám hối nhưng không có hiệu quả. Vì tội ác tày trời của bác cho dù có lấy hết nước Biển Đông mà rửa cũng không sạch được.

Đặt tượng HCM vào chùa mục đích cho bác ăn theo. Quần chúng và tín đồ lễ bái Phật thì HCM ăn theo. Vì tượng bác trước các tượng Phật.

Bài thơ quỷ phá nhà chay

“Đại Nam Quốc Tự” Bình Dương
Trên thờ tượng Phật dưới trương tượng Hồ
Hồ là một đứa mô ka
Tôn thờ tà thuyết tam vô suốt đời
Sống không tin Phật, tin Trời
Chết sa địa ngục tượng ngồi chi đây?
(Minh Tâm Cư Sĩ. 4-4-2006)

Bác Hồ nay lại vào chùa
Quy y sám hối hay đùa nhân dân?
Bác là chủ nghĩa vô thần
Mả mồ không có nằm lăng Ba Đình
Bây giờ bác lại chình ình
Ngồi trước bàn Phật thoạt nhìn phát kinh
Bao năm đất nước điêu linh
Cũng vì chủ nghĩa bác rinh về nhà
Chết không chôn, bác thành ma
Vào chùa quậy phá thiệt là oái oăm!

10. Kết luận

Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định Chu Ân Lai là người đồng tính và tình cảm giữa Chu Hồ cũng thuộc về diện đó. Sự việc nầy rất ít người Việt Nam biết đến. “Đạo đức” Hồ Chí Minh bị phanh phui cho thấy ông nầy chỉ là thần tượng dỏm. Cũng ít có ai biết về hành vi hèn hạ trong những năm cuối đời của HCM khi bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khống chế.

Tượng đài Hồ Chí Minh rất đáng bị nhân dân cho đi theo tượng Lê Nin và Stalin ở cái nôi phát sinh Chủ Nghĩa Cộng Sản.

21.07.2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo