Ngày Xuân “Ôn Cố Tri Tân” - Dân Làm Báo

Ngày Xuân “Ôn Cố Tri Tân”

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Khi xem “Sử Việt”, tôi thấy sự “phản phúc và cướp nước” của Lý Phật Tử lại giống Hồ Chí Minh hô hào Việt Minh “cướp chính quyền”, cả hai na ná “Hầu vương xuất động” (Chúa khỉ ra khỏi hang). Thế nên, nhân ngày Xuân Mậu Tuất, mời độc giả cùng “Ôn Cố Tri Tân” (Xem lại cái cũ để biết cái mới).

I- Năm 545, nhà Lương (Tàu) cử Trần Bá Tiên đem đại quân qua xâm lược nước ta, Lý Nam Đế (1) đem 3 vạn quân ra ngăn giặc, bị thua ở Chu Diên. Quân ta thế yếu phải rút về Khuất Động (Động Khuất Liêu hay Động Khuất Lão, ở Hưng Hoá) tử thủ. Vua thường đau yếu, để tiếp tục lo cho đất nước, vua quyết định trao quyền lại cho tướng trẻ trung dũng là Triệu Quang Phục (2). Sau đấy, vua băng hà ngày 20 tháng 3 Mậu Thìn (13-4-548).

a- Triệu Quang Phục đem quân về đầm Dạ Trạch (thuộc tỉnh Hưng Yên) giữa đầm có một vùng đất nhô cao và rộng lớn, có nhiều lau sậy rậm rạp, bao bọc đầm là đồng lầy bao la, Triệu Quang Phục cho lập doanh trại, quân dân đã hưởng ứng theo về rất đông, ông xưng là Triệu Việt Vương. Tướng giặc là Trần Bá Tiên đem quân bao vây xung quanh đầm Dạ Trạch, cắt đường tiếp tế. Giặc nghĩ Nghĩa quân bị thiếu lương thực bị đói khát sẽ ra hàng. Triệu Quang Phục và Nghĩa quân không nao núng, đóng thuyền và trồng khoai lúa tự túc. Sau đấy, dùng chiến thuật trường kỳ kháng chiến, Nghĩa quân lúc ẩn, lúc hiện đã dùng du kích chiến tiêu diệt giặc; do đó, ông là “Thủy tổ du kích chiến”. Năm 550, nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, vua Lương là Dự Chương Vương triệu Trần Bá Tiên về nước để trừ loạn. Triệu Việt Vương đem quân đánh trực diện, đại phản công giết được tướng Tàu là Dương Sàn, tiến quân thu phục thành Long Biên, giành lại độc lập cho nước nhà.

b- Lý Phật Tử (? - 602), quê phủ Long Hưng (sau này là Sơn Tây) là tướng của Lý Thiên Bảo, Lý Thiên Bảo là anh của Lý Bí (Lý Nam Đế). Lý Thiên Bảo đem 3 vạn người vào chiếm Nghệ An. Sau đấy, Trần Bá Tiên tiến quân đánh Nghệ An, Lý Thiên Bảo bị thua, đem tàn quân chạy qua đất Di Lạo ở Ai Lao, đến động Dã Năng ở đầu nguồn Đào Giang, xin vua Lào đến ở đấy và thấy đất đai rộng rãi cho đắp thành trì, nhân tên đất ấy xưng là Đào Lang Vương. Năm 555, Lý Thiên Bảo mất không có con nên Lý Phật Tử lên làm vua tại động Dã Năng. 

Năm 557, Lý Phật Tử như “Hầu vương xuất động”, từ động Dã Năng đem quân về nước đánh với Triệu Việt Vương, bất phân thắng bại nên xin cầu hoà. Triệu Việt Vương nghĩ tình họ Lý nên để Lý Phật Tử đóng đô ở Ô Diên (Từ Liêm); Triệu Việt Vương đóng đô ở Long Biên, lấy bãi Quân Thần (làng Phượng Cát, huyện Từ Liêm) làm ranh giới và thuận gả con gái là Triệu Cải Nương cho con trai Lý Phật Tử là Lý Nhã Lang. Từ đó, Triệu Việt Vương không đề phòng Lý Phật Tử nữa. 

Năm 571, Lý Phật Tử phản trắc, cử quân tấn công bất ngờ, Triệu Việt Vương bị thua, chạy đến cửa biển Đại Nha (cửa Đại Ác hay Đại An, nơi sông Đáy đổ ra biển, ở xã Nam Điền, Nam Định) thì cùng đường, ông gieo mình tử tiết, dân chúng thương tiếc đã lập đền thờ ông ở đấy. Tôi cảm kích Triệu Việt Vương lo nước thương dân, kính dâng bài thơ “Cảm kích Triệu Việt Vương”: 

Triệu Việt Vương, gìn giữ núi sông
Nghĩa quân, ngô lúa mải mê trồng
Luyện rèn khí giới, dùng công thủ
Sắm sửa quân lương, để dự phòng
Chỉnh đốn vững vàng, ta đại thắng
Bao vây hung hãn, giặc nguy vong
Đại Nha, vang vọng hồn non nước
Dạ Trạch, muôn đời tha thiết trông!

Lý Phật Tử làm chủ toàn cương thổ, xưng là Lý Nam Đế, để phân biệt với Lý Nam Đế (Lý Bí) nên sử gọi thời Lý Phật Tử là Hậu Lý Nam Đế. Lý Phật Tử đóng đô ở Phong Châu (huyện Bạch Hạc, Vĩnh Yên). Đến năm 602, nhà Tùy cử Lưu Phương đem quân đánh nước ta. Lưu Phương sai người đem thư dụ hàng trao cho Lý Phật Tử, Lý Phật Tử sợ sệt quân Tàu nên đầu hàng, bị quân Tùy bắt đưa về Tàu rồi Lý Phật Tử chết ở đấy. Từ đó, nước ta bị Bắc phương đô hộ trên 300 năm nữa. Do đấy, có bài thơ “Cảm hận Lý Phật Tử”:

Lý Phật Tử phường trốn giặc Lương 
Qua Lào, chui nhủi lúc cùng đường 
Hầu vương xuất động, mê ngôi báu 
Chúa khỉ nhẫn tâm, tranh thổ cương
Trở mặt giành quyền, gây khốn đốn
Cúi đầu theo giặc, rước tang thương 
Nhớp nhơ, phản phúc đồ oan nghiệt
Non nước, nỡ nào dâng Bắc phương?!

II- Hồ Chí Minh (1890-1969), tên thật là Nguyễn Sinh Cung còn gọi là Nguyễn Tất Thành. Quê tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Đến năm 1911, lấy tên là Văn Ba, xin làm bồi (Servant) và phụ bếp cho tàu buôn của Đô đốc Pháp là Latouche-Tréville nên gọi là Bồi Ba. Năm 1911, Bồi Ba viết thư xin tổng thống Pháp vào học Trường Thuộc Địa “École Coloniale”, trường này chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân để làm việc cho Pháp nhưng bị từ chối. Năm 1919, Bồi Ba lại gia nhập Đảng Xã hội Pháp dưới tên mới là Nguyễn Ái Quốc. 

Đến năm 1920, thì Nguyễn Ái Quốc đọc và học về lý thuyết Cộng sản của Karl Marx và Vladimir Ilyich Lenin, lại say mê chủ nghĩa Cộng sản, trở thành kẻ đắc lực cho Đảng cộng sản Pháp. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô lần đầu, sau đấy tham gia Đại hội thứ IV Quốc tế Cộng sản. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy theo phái đoàn của chính phủ Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn đến Quảng Châu thảo luận với chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. Năm 1925, tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin và viết cuốn “Đường Kách mệnh” để tuyên truyền về Việt Nam. 

Tại Quảng Châu, Lý Thụy (sau này là Hồ Chí Minh) và Lâm Đức Thụ (tức Nguyễn Công Viễn) liên lạc và thỏa thuận điều kiện với mật thám Pháp, rồi điện tín mời cụ Phan Bội Châu về Quảng Châu để dự lễ thành lập phân hội “Á Tế Á”. Ngày 30-6-1925, lúc 12 giờ trưa, cụ Phan vừa xuống xe lửa ở Quảng Châu thì bị 3 tên mật thám Pháp bắt đẩy lên xe hơi của Pháp đang nổ máy chờ sẵn, liền cho xe chạy về tô giới Pháp ở Thượng Hải. Lý Thụy và Thụ đã lãnh một số tiền thưởng rất lớn của giặc Pháp là 100.000 đồng quan lúc ấy, cả hai dùng số tiền này cưới 2 chị em ruột người Tàu làm vợ. Vợ Lý Thụy tên là Tăng Tuyết Minh (Zeng Xuewming), sinh năm 1905, ở Quảng Châu. Số tiền còn lại, Lý Thụy dùng vào việc củng cố “Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội” của ông ta. Ngoài ra, các chiến hữu của cụ Phan ở Quảng Châu, Lý Thụy lôi kéo về với mình được khoảng 200 người, ai không theo thì tìm cách thủ tiêu.

Năm 1938, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Quang đến văn phòng Bát Lộ quân của nước Tàu ở Quế Lâm quỵ lụy xin đầu quân, họ cho ông ta mang lon thiếu tá của Bát Lộ quân. Ngày 3-2-1930, tại Cửu Long (Kowloon) Hồng Kông, Quốc tế Cộng sản chỉ thị Nguyễn Ái Quốc lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương" rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam" (ĐCSVN). 

Kể từ ngày 13-8-1942, Nguyễn Tất Thành lấy tên mới nữa là Hồ Chí Minh (HCM) hoạt động tại nước Tàu với danh nghĩa đại diện cho Việt Minh, dù HCM trá hình nhưng chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc cũng biết HCM là một cán bộ Cộng sản nên bắt ngày 29-8-1942, đến tháng 9-1943 thì được thả. Thời gian ở trong tù, HCM viết “Nhật ký trong tù” gồm 134 bài thơ. Lạ lùng thay, với những từ ngữ, câu văn hoặc phương ngôn thuộc ngữ hệ Khách Gia. Thế nên, giáo sư Hồ Tuấn Hùng tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Đại học Quốc lập Đài Loan viết cuốn “Hồ Chí Minh Sinh bình Khảo” (Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh) xuất bản năm 2008, tác giả Hồ Tuấn Hùng đã khẳng định: “Hồ Chí Minh sau năm 1933 chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, tuyệt đối không phải là Nguyễn Ái Quốc” muốn biết thêm chi tiết mời xem “Bác Hồ ám ảnh” (click đề tài này vào Google hay click ghi chú số 3). 

Năm 1944, HCM ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu, mở các lớp huấn luyện và tuyên truyền chủ thuyết Cộng sản, nơi đây HCM sống chung với Đỗ Thị Lạc, trong cuốn “Một cơn gió bụi” Sử gia Trần Trọng Kim viết: “Đỗ Thị Lạc đã có một người con gái với HCM”. 

Sáng ngày 19-8-1945, cán bộ Việt Minh kêu gọi dân chúng Hà Nội đến trung tâm Nhà hát thành phố để dự mít tinh (meeting). Sau cuộc mít tinh, cán bộ Việt Minh kích động dân chúng biến thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ Trần Trọng Kim để “cướp chính quyền”.


Kể từ ngày 6-1-1946, HCM là “Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” xem như làm vua miền Bắc Việt Nam, đến năm 1975 thì CSVN chiếm miền Nam Việt Nam làm chủ toàn cương thổ. Lý Phật Tử sau khi phản phúc Triệu Việt Vương thì đem toàn nước Vạn Xuân (VN) dâng cho giặc Tàu. Còn ĐCSVN của HCM thì có tin nói rằng vào năm 2020, CSVN sẽ đem toàn nước Việt Nam sát nhập vào nước Tàu gọi là “Nhập Trung”. Mời độc giả xem “Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô” của RFA (click đề tài này vào Google hay click ghi chú số 4).

Hội nghị Thành đô 1990

Từ đấy, mong mỏi người Việt tìm hiểu sự thực “Nhập Trung” diễn tiến thế nào để chúng ta nên nghĩ gì và nên làm gì cho quê hương? Cả hai (HCM & Lý Phật Tử) đều na ná như “Hầu vương xuất động”. Thế nên, từ bài thơ: “Cảm Hận Lý Phật Tử” có bài thơ họa: “Khỉ Thì Hoàn Khỉ”:

Hồ Chí Minh, gian hùng, bất lương 
Đắm say Cộng sản, thứ lầm đường 
Hầu vương xuất động, mê danh lợi
Loài khỉ nhập thành, nát thổ cương
Quỵ lụy ngoại bang, luôn nhục nhã
Đọa đày dân tộc, luống đau thương 
‘Khỉ thì hoàn khỉ’ ngăn ngừa chúng
Non nước, tin đồn hiến Bắc phương?!(4)

Ngày Xuân Mậu Tuất (2018)


_______________________________________

Ghi Chú: 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo