Dân Việt lại mắc lừa Trung cộng - Dân Làm Báo

Dân Việt lại mắc lừa Trung cộng

Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ

VNCH-Ngoc Truong (Danlambao) - Tin ngày 8/10/2017 cho hay dân mua bán cau ở Sơn Tây, Quảng Ngãi, bị lừa trắng trợn vì thu mua cau non ồ ạt. Gom hàng xong, lái buôn Trung cộng không mua nữa. Chỉ sau một đêm số cau này phải mang đổ bỏ. Giữa Tháng Chín, giá cau ở đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi khoảng 14,000 đến 18,000 đồng/kg, tại Sơn Tây giá cau lên 25,000 đồng/kg. tiểu thương tranh nhau mua gom cả cau non lẫn cau già về sấy khô bán sang Trung cộng.

Đầu tháng Mười, lái mua cau xuất sang Trung cộng giảm giá xuống còn 18,000 đồng/kg, sau đó ngừng mua cau non. Có người ở thôn Huy Măng (xã Sơn Dung, Sơn Tây) lỗ 40 triệu đồng vì xe cau bị trả về. Một tuần trước khi có vụ cau non, người trồng quế ở Quế Phong, Quảng Ngãi, cũng thấy nhiều người đi gom mua lá của cây quế bán cho con buôn Trung cộng. Người trồng quế chỉ bán thân quế chưa bao giờ có người mua lá. 

Không phải lần đầu có những chuyến mua hàng kỳ quái như thế này từ phía thương buôn Trung cộng. 

- Khoảng 1997, lái Trung cộng sang gom mua mèo với giá cao. Người dân lùng sục khắp nơi, nhà nào có mèo là mua về. Thậm chí, còn trộm mèo của người khác đem bán. Nguy hại nhất là dịch chuột diễn ra vào những năm 1997 - 1998, một phần do số lượng mèo đã cạn.

- Năm 2004, giết trâu lấy móng rầm rộ ở nông thôn, lúc bấy giờ giá của bốn cái móng bằng giá... một con trâu khi bán cho lái Trung cộng. Dân và bọn “trâu tặc” chặt móng trâu đem bán. Trong thời gian rất ngắn, số lượng trâu giảm, lực kéo của nông dân bị thiệt hại nghiêm trọng.

- Cuối năm 2012, lái Trung Quốc đến Châu Thành (Hậu Giang) mua ngọn sắn, lá sắn non với giá 1.500 đồng/kg khiến người dân đổ xô trồng. Chỉ một năm sau giá lá sắn giảm, người mua biến mất. Người trồng sắn đứng ngồi không yên, mất lá non khiến sắn không ra củ được.

- Năm 2013, cao nguyên rộ lên việc lái Trung cộng mua gốc, rễ cây hồ tiêu đang sống với giá 40.000 đồng/kg. Người nghèo ham lợi, đào bới trộm rễ tiêu đem bán, hàng chục hecta trồng tiêu bị hủy hoại.

- Năm 2014 tại An Lão, Bình Định, lá trầu cũng được lái Trung cộng lùng mua. Tại xã An Quang, An Hòa và An Hưng, mua bán trầu rầm rộ. Giá trầu từ 5.000đ/kg tăng dần lên tới 45.000đ/kg. Giá cao, người dân bỏ làm nương rẫy, vét hết dây trầu ở nhà, vào rừng tìm lá trầu. Còn nhiều nữa, như mua cá sấu con, mua gỗ trắc…

Dân chúng dại dột, ham lời cao trước mắt, không biết rằng như vậy tự hại mình. phá hỏng kế hoạch kinh tế lâu dài, mất thăng bằng sinh thái, mất thăng bằng nguồn lương thực, làm tuyệt chủng các loại cây, trái. Đã thế chính quyền cs cũng không can thiệp, không giáo dục, hướng dẫn dân chúng. Đàn áp thì giỏi, bắt bớ, đánh đập tra tấn nhận tội lại càng giỏi hơn. Không làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo nhưng thích rêu rao: "Đảng lãnh đạo...", mặc lũ gian thương Trung cộng lộng hành, phá hoại kinh tế Việt Nam. 

Đảng và chính quyền cs Việt Nam để bọn lái buôn, đầu tư địa ốc, khách sạn, thực ra là tình báo đội lốt, tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, tiếp tay bán nhà, bán đất cho chúng. Vùng đất chung quanh phi trường Nước mặn, Đà Nẵng, trường hợp điển hình đảng ủy Đà Nẵng phải phản ứng ngăn chận. Phi trường Nước Mặn nằm ở phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, có phi đạo dài 1400m. Trước đây phi trường được không quân Mỹ xây dựng làm căn cứ phi cơ trực thăng (UH1, Chinook), phi cơ vận tải cánh quạt (Caribou), hoặc phi cơ quan sát (L19). Chu vi phi trường phải có khoảng cách an toàn tối thiểu cho phi cơ lên xuống dễ dàng, hoặc phòng khi có tai nạn phi cơ, hỏa hoạn, đường cho lính cứu hỏa phải rộng rãi. Phi trường quân sự càng cần an ninh nhiều hơn, phải cách xa mọi đầu mối quan sát, theo dõi của đối phương. Bí mật quân sự luôn là yếu tố then chốt trong chiến tranh hay hòa bình.

Khu đất quanh phi trường đã bán cho Trung cộng do người Việt tại Đà Nẵng đứng tên trên giấy tờ. Nhiều cư dân nghèo xác xơ, bỗng dưng có tiền "từ trên trời rơi xuống" (hay từ thiên triều Trung cộng) gom mua nhiều lô đất có tính cách chiến lược, chiến thuật.

Chỉ cách các lô đất một bức tường cao khoảng 3m là phi trường Nước Mặn. Mặc dù nơi này đã được một đơn vị tư nhân thuê làm du lịch, nhưng trên thực tế vẫn là phi trường quân sự thuộc quyền quản lý của Vùng 3 Hải quân.


Nhà hoạt động xã hội và cư trú tại Đà Nẵng, ông Trương Duy Nhất, nói với đài VOA điều tra của ông phát giác công dân Trung cộng cho người Việt Nam vay tiền mua đất tại Việt Nam.

Ông nói: "Rất khó để ngăn chặn loại giao dịch này". Họ là người Việt Nam có tiền. Làm thế nào có thể cấm? Đào Tấn Bàng, Chủ tịch HĐND Ngũ Hành Sơn, cho biết 71 người giúp dân Trung cộng mua 137 lô dọc theo bãi biển Mỹ Khê được các nhà chức trách coi là nhạy cảm về mặt chiến lược về mặt an ninh và quốc phòng.

Trong bài phát biểu trước các viên chức chính phủ, Bí thư Nguyễn Xuân Anh kêu gọi các cơ quan liên quan siết chặt quản lý đất đai tại các khu vực an ninh, quốc phòng.

Chính quyền Đà Nẵng đình chỉ một dự án xây dựng do công ty Trung cộng điều hành, hầu xem lại giới hạn chiều cao vì cao ốc nằm giữa hai khu quân sự địa phương.

Nguyễn Xuân Anh: “Đà Nẵng tuyệt đối không đánh đổi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ để lấy bất kì lợi ích kinh tế nào. Tất cả các giao dịch đất đai đều phải tuân thủ quy định pháp luật. Lãnh đạo Đà Nẵng sẽ chú ý việc chuyển nhượng đất đai có yếu tố người nước ngoài” 

Đây là một khách sạn 5 sao cao khoảng 30 tầng do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shores (giám đốc Trung cộng) thực hiện. Dự án này chỉ cách sân bay Nước Mặn khoảng 50 m.

- Nguyễn Lành (Đại tá) cựu tư lịnh sư đoàn 375 Phòng không KQ: "Không để cho đơn vị nào xây cất nhà cao hơn 12m sát sân bay".

- "Đất ở sát sân bay, không được bán cho bất cứ ai. Nếu rơi vào tay kẻ khác thì rất nguy hiểm. Tuyệt đối không để họ xây khách sạn, lấy vợ sinh con và thành lập phố Tàu ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng", Trần Minh Hùng (Thiếu tướng).

- Lê Mã Lương (Thiếu tướng), nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự: "Để cho người Trung Quốc giấu mặt mua đất như vậy theo tôi chắc chắn có ảnh hưởng, tác động trực tiếp, thậm chí rất nguy hiểm đến vấn đề quốc phòng, an ninh".

- Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ: "Hiện tượng người Trung Quốc mua những suất đất, xây dựng các công trình quanh một số khu vực nhạy cảm, sân bay ở Đà Nẵng hay lập cửa hàng chỉ bán cho người của họ là việc không bình thường và rất đáng suy nghĩ".

Phải chăng va chạm của Nguyễn Xuân Anh (Bí thư) cùng Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND) Đà Nẵng với giới kinh doanh Trung cộng (thực ra là tình báo hải ngoại) đứng sau các vụ mua đất rồi xây khách sạn hướng tầm quan sát vào phi trường Nước mặn năm 2015. Đến khách sạn Vịnh vàng (Golden bay) 2017, với hồ bơi lát vàng, cao 27 tầng, 1600 phòng, được khánh thành có Hồ Càn Văn- cựu Đại sứ Trung Cộng bay từ Bắc Kinh tới Đà Nẵng tham dự, là khởi điểm khiến Trung cộng càng lúc càng ép buộc Hà Nội triệt hạ Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ, mũi nhọn đâm ngang sườn, cản trở âm mưu đặt căn cứ thám sát hải quân Việt Nam cs cảng Tiên Sa, không quân Việt Nam cs tại phi trường Nước mặn khi chiến tranh xảy ra. Việc thôn tính Việt Nam không cần phải hỏi, đó là thực tế trước mắt. Cũng đừng quên rằng, từ trên cao của khách sạn Vịnh vàng tình báo Trung cộng quan sát được mọi hoạt động khu vực cảng Tiên Sa (thuộc Cảng Đà Nẵng), tàu bè ra vào, bao nhiêu chiến hạm, tàu tuần dương ra khởi, đi hướng nào ngày hay đêm. Bọn tình báo chỉ cần thuê dài hạn một số phòng trong khách sạn, đủ sức làm căn cứ thường xuyên quan sát và truyền tin cho hải quân Trung cộng và Quốc tế tình báo sở. 

Chưa có công tác tình báo nào dễ dàng và thoải mái hơn, các điệp viên khỏe khoắn ngụ tại khách sạn, quan sát phi trường, hải cảng, mệt mỏi lại có kiều nữ bản xứ chăm sóc. Chính quyền địa phương, trung ương cs Hà nội chẳng dám làm gì.

Cảng Tiên Sa (thuộc cảng Đà Nẵng) hình chụp từ tầng cao nhất của khách sạn Vịnh vàng.

Xuân Anh hay Đức Thơ, hay bất cứ đảng viên cs già, trẻ nào khác lên cầm quyền địa phương, hoặc trung ương đều giống nhau. Cộng sản đều là một thứ dối trá, mồm mép bịp bợm, chỉ biết tư lợi, đày đọa dân chúng, đàn áp tự do. Chúng không thể từ bỏ thể chế độc tài áp bức, đó là điểm tựa của chúng để duy trì quyền lời bản thân.

Điều đáng nói: mục tiêu chiếm cứ và thống lĩnh Việt Nam ngày càng hiện rõ qua các hoạt động tình báo dọn đường của Trung cộng, ngụy quyền Hà Nội co đầu rút cổ, vâng dạ với quan thầy "xếnh xáng" thẳng tay triệt hạ đồng bọn nào Trung cộng không thích, hay có ý phản kháng:

Trương Giang Long, Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ.

Tại sao Trung cộng muốn chiếm Đà Nẵng?

Từ Tam Á (Sanya) của đảo Hải nam đến Đà Nẵng 281km, ngắn nhất.

Tam Á cách Hoàng sa 332km.

Đà Nẵng ra Hoàng sa 384km.

Nối ba điểm này lại thành một tam giác chiến lược, ngăn chặn hải lộ ra vào vịnh Bắc Việt, cảng Hải Phòng. Nói chung từ Huế trở ra Bắc đường tiếp tế bị chế ngự. Trong chiến tranh, vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc bị ngăn trở, tàu tiếp tế nhiên liệu không đến cảng Hải Phòng do phong tỏa hải lộ. Mặt biển bị bao vây, miền Bắc sẽ khốn đốn, lệ thuộc vào tiếp tế bằng đường xe lửa và đường bộ, có gì báo đảm hai đường sinh tử nầy không bị không quân của Trung cộng tấn công, hay phá hoại đặt mìn, đường rầy bị cắt bỏ như Việt cộng đã làm trước đây đối với VNCH?

Hỏa tiễn tầm ngắn B611 đạt khoảng cách 400km, nếu bắn đi từ Tam Á, hay Hoàng Sa, hay bắn đi từ Đà Nẵng đủ sức khống chế tàu bè qua lại trong khu tam giác chiến lược. Xem bản đồ sẽ thấy sức lợi hại khi Đà Nẵng rơi vào tay Trung cộng.

Hỏa tiễn tầm ngắn B611 made in China

Đà Nẵng, cảng lớn thứ ba sau Sài Gòn và Hải Phòng, như bàn ở trên sẽ đóng vài trò chiến lược trong cuộc xâm lăng Việt Nam, bằng mọi cách (khá dễ dàng) Trung cộng kiểm soát hoạt động kinh tế Việt Nam, kiểm soát hoạt động riêng Đà Nẵng với địa thế nhìn ra biển Đông, là một trong ba góc của tam giác chiến lược. Liệu cs Hà Nội có nhìn thấy hay không, hay là biết nhưng không làm gì, cất chức Giang Long, Xuân Anh, Đức Thơ vì áp lực nặng nề của Trung cộng đủ cho thấy Hà Nội không có gan dạ đổi dấu Trung cộng, nếu thương lượng gì chăng cũng ở thể yếu, năn nỉ, xin xỏ chứ không hẳn là thương lượng trên căn bản ngang hàng và hiên ngang. Mất lòng "xếnh xáng", chúng cho lái buôn gom mua đầu heo, chân chó, hoặc lúa non đủ làm cs Việt Nam suy sụp. Canada và Mexico sống cạnh anh không lồ Mỹ cũng "vất vả" chứ không dễ thở gì, nhưng vẫn được trọng nể hơn tay sai cs Việt Nam đối với "đại xếnh xáng" Trung cộng.

Thật đáng tiếc cho dân tộc Việt, đau khổ quá lâu trong chiến tranh, mất lòng tin nơi bọn cầm quyền, cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn có khi không cầm lòng được trước vật chất, tiền tài, quyền lực đành buông xuôi cho kẻ thù Trung cộng hoành hành ngay trên quê cha đất tổ.

Làm gì ư?

Khởi điểm nổi dậy phải xuất phát từ trong nước. Không cộng tác, làm lợi cho Trung cộng.

Hải ngoại kêu gọi, yểm trợ vật chất, chính nghĩa cho đồng bào trong nước, hạn chế mua hàng hoá Trung cộng mức tối đa. Không du lịch, mua đồ giả của Trung cộng sản xuất (dù là khăn Burberry giả, hay Hermes, Louis Vuitton,...). 

Tận nhân lực sẽ tri thiên mạng (Aide toi, le ciel t'aidera).

11/10/2017


______________________________________

Tham khảo:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo